Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 36 kết quả

“Vì sao lạc xứ”: Vở cải lương về nhân vật lịch sử Hồ Nguyên Trừng

 “Vì sao lạc xứ”: Vở cải lương về nhân vật lịch sử Hồ Nguyên Trừng

Ngày phát hành 0:0 | 14/3/2019

Lượt nghe: 630

Những biến cố lịch sử của triều đại nhà Hồ và Hồ Nguyên Trừng (con trai vua Hồ Quý Ly) - người có công phát minh ra súng thần công. (Làn sóng nghệ thuật 12/3/2019)

Đọc truyện "Tám mươi ngày vòng quanh thế giới" - Buổi thứ tư - Tranh luận tại câu lạc bộ

 Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 23/3/2020

Lượt nghe: 603

Trong khi nhiều người ở câu lạc bộ đưa ra quan điểm của các nhà thám hiểm rằng phải mất ba tháng để đi vòng quanh thế giới thì Phileas Fogg lại thản nhiên khẳng định: ông chỉ cần mất tám mươi ngày để đi vòng quanh thế giới. Mọi người đều phản đối và nghi ngờ về khả năng này... (Văn nghệ thiếu nhi 20/03/2020)

"Đây là lạc thú": Góc nhìn khác về phong trào Me Too

Ngày phát hành 14:48 | 18/8/2022

Lượt nghe: 956

Lấy bối cảnh phong trào metoo, "Đây là lạc thú" là câu chuyện đầy mê lực xoay quanh tình bạn kéo dài hơn hai mươi năm giữa Quin và Margot. Sôi nổi, tinh tế, bảnh bao – Quin, biên tập viên nổi tiếng của giới xuất bản New York, dính phải cáo buộc nhiều lần quấy rối phụ nữ và đối mặt với làn sóng đòi trục xuất khỏi ngành vĩnh viễn của đám đông giận dữ. Trước tình cảnh đó, Margot rơi vào thế lưỡng nan. Mọi chuyện bắt đầu sai từ đâu? Margot đã gián tiếp dung túng cho hành vi quấy rối hay bản thân cáo trạng dành cho Quin cũng có những điểm đáng ngờ?

"Kẻ ngụ cư": Lạc lõng trên chính quê hương (phần 1)

Ngày phát hành 0:0 | 22/5/2020

Lượt nghe: 1108

Là một trong những nhà văn viết nhiều về đề tài nông thôn, nhà văn Trần Thanh Cảnh dường như tìm thấy nguồn cảm hứng bất tận ở quê hương Kinh Bắc cũng như từ những người xung quanh ông. Trang viết của Trần Thanh Cảnh bao giờ cũng sinh động, đầy ắp chất liệu đời sống, không thiếu cả mĩ nhân lẫn kì nhân. Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 21/5/2020, chúng ta cùng đón nghe phần đầu một tác phẩm mới của ông có nhan đề “Kẻ ngụ cư”.

"Lạc phố": Lạc mất tâm hồn

Ngày phát hành 15:31 | 6/3/2023

Lượt nghe: 1300

Một truyện ngắn có cốt truyện đơn giản, không có xung đột kịch tính. Chỉ có hai nhân vật và cũng không có tên cụ thể mà tác giả chỉ gọi chung là Bạn ở phố và Bạn ở quê. Tác phẩm đã đặt ra, miêu tả tinh tế một bi kịch của thời đại hôm nay, đó là: Cuộc sống bận rộn, vòng quay hối hả, lối sống thực dụng lên ngôi. Bạn ở quê ra chưa biết điều đó. Bạn ở phố thì biết rõ quy luật lạnh lùng này, dù quý Bạn ở quê và muốn đón tiếp thịnh tình như những gì mà bạn đã từng đối đãi mình, nhưng không sao thoát ra khỏi bi kịch này. Bạn ở quê ra lang thang, vạ vật, khổ sở trong cái nơi không phải của mình. Thế là Bạn ở quê ra lạc phố, Bạn ở phố cũng lạc mất con người tốt đẹp thưở nào. Rồi có thể bao con người khác nữa sẽ lạc mất đi cốt cách, tâm hồn tốt đẹp vốn có của mình. Kỳ thực Bạn ở phố không xấu, chỉ vì hoàn cảnh và vì anh ta không đủ dũng khí để thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn mưu sinh, cơm áo gạo tiền. Tuy nhiên, còn tự ý thức được bi kịch “Lạc Phố” của bản thân mình thì anh ta còn đáng quý, đáng trân trọng. Truyện cũng vì thế mà gieo vào lòng người đọc người nghe niềm hy vọng về những điều tử tế còn mãi trong cuộc sống này.

"Nắn nót" cùng Câu lạc bộ My HaNoi

Ngày phát hành 0:0 | 29/11/2017

Lượt nghe: 639

Tháng 11, chắc hẳn mỗi bạn sẽ có một món quà ý nghĩa gửi tặng đến các thầy, các cô. Vậy không biết các bạn trong workshop "Nắn nót", có những điều bất ngờ nào tri ân tới người cha, người mẹ thứ hai của mình nhỉ?! (Văn nghệ thiếu nhi 15/11/2017)

"Thơ Việt thế hệ mới”: Lạc quan và đón đợi

Ngày phát hành 10:30 | 27/9/2021

Lượt nghe: 506

Nắm bắt được xu hướng tọa đàm, họp mặt trực tuyến trong điều kiện giãn cách xã hội do ảnh hưởng của dịch Covid 19, mới đây, Chuyên đề Văn+, thuộc CLB Văn học trẻ - Hội nhà văn Hà Nội đã tổ chức thảo luận về chủ đề “Thơ Việt thế hệ mới”. Số lượng hơn 90 người, bao gồm các nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình đang sung sức tham gia thảo luận sôi nổi trong thời gian hơn 3 giờ đồng hồ đã cho thấy sức hấp dẫn, đa chiều trong tranh biện. Đây là một trong hai thảo luận được Chuyên đề Văn + của CLB Văn học trẻ - Hội nhà văn Hà Nội tổ chức thời gian gần đây nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng; Cũng là một mô hình hiệu quả, đáng học hỏi trong tình hình chưa thể tổ chức các tọa đàm trực tiếp do ảnh hưởng của dịch Covid 19.

“Áo choàng của Chúa": Số phận của một người đàn bà lưu lạc

“Áo choàng của Chúa

Ngày phát hành 10:36 | 16/11/2021

Lượt nghe: 766

Có những truyện ngắn, dẫu làm ta thích thú từ dòng đầu tiên, nhưng lại rất khó để cắt nghĩa, lí giải. Dường như sau sự say mê ban đầu, người đọc vẫn chưa có độ lùi cần thiết để lí tính có thể phân tích một cách rành mạch tác giả đã dùng kĩ thuật viết nào, “dàn binh bố trận” những chi tiết gì để có được hiệu quả này. “Áo choàng của Chúa” là một truyện ngắn gây tò mò ngay từ nhan đề. Độc giả có thể ngay lập tức liên tưởng đến câu chuyện về những bí tích tôn giáo. Tuy nhiên, tác giả Đinh Phương lại mở ra một câu chuyện dường như không liên quan: số phận của một người đàn bà lưu lạc. Mất tích từ khi còn trẻ, bác của nhân vật “tôi” đột ngột trở về thị trấn, khiến nhịp sống bình thường trở nên xáo trộn. Những mảnh kí ức lộn xộn, chập chờn – một thứ kí ức không đáng tin của một người sống mà như đã chết khiến người đọc buộc phải kiên nhẫn lắp ghép: đây là con tàu di cư năm 54, đây là nơi lần đầu vợ chồng người bác gặp gỡ, đây là vị giám mục người Huế đã đột ngột biến mất như chưa từng tồn tại… Dường như không thể phân biệt hư thực. Mọi thứ cứ đan xen vào nhau, tạo thành một màn sương mù, khiến người đọc càng đi sâu càng hoang mang, càng mơ hồ. Phải chăng chính lúc ấy, ta cũng cầu mong nhìn thấy tấm áo choàng của Chúa – như một cứu chuộc cho thứ tội lỗi mà mình đang gánh trên vai...(Lời bình của BTV Nguyễn Hà)

“Chuyến trở về của cỏ”: Số phận người nông dân trong chiến tranh loạn lạc

“Chuyến trở về của cỏ”: Số phận người nông dân trong chiến tranh loạn lạc

Ngày phát hành 9:48 | 14/4/2022

Lượt nghe: 1016

Truyện ngắn đưa chúng ta trở về đất nước Việt Nam đầu thế kỉ XVI khi triều đình nhà Lê rối ren, các vua Lê ăn chơi xa đọa, khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi. Nhân vật tôi của câu chuyện, người nông dân tên Nguyên Hải vừa là nạn nhân vừa là chứng nhân của thời đại. Cuộc sống gia đình ông quá khổ cực. Hàng ngày được ăn để còn sống đã là hạnh phúc của gia đình Nguyễn Hải. Và cũng như hàng trăm, hàng ngàn người nông dân khác đang bế tắc, Nguyễn Hải bị đưa đẩy tham gia cuộc khởi nghĩa do Trần Cảo phát động. Với những người nông dân như Nguyễn Hải việc tham gia khởi nghĩa đơn giản là được ăn và hy vọng có điều gì đó thay đổi. Cuộc khởi nghĩa do những người nông dân nghèo khổ cả đời chỉ biết cầm cái cày, cái liềm nhanh chóng thất bại và Nguyễn Hải quay trở về nhà của mình. Truyện ngắn trên sự kiện có thật trong lịch sư để thể hiện số phận của người nông dân trong chiến tranh loạn lạc. Chúng ta cảm nhận được không khí ảm đạm bao trùm lên câu chuyện với cái đói, cái khát, nỗi buồn. Đó cũng là điều dễ hiểu bởi trong gia đoạn suy tàn của một triều đại thì làm gì có ai lo cho cuộc sống của người dân. Số phận con người nhất là người nông dân nghèo bấp bênh như chiếc lá vô định trong cơn cuồng phong của lịch sử. Là một cây bút mới hơn 30 tuổi, nhà văn Đinh Phượng đi vào đề tài dã sử khi hóa thân vào một nhân vật không có gì trong tay, nhiều ước vọng nhưng dễ thay đổi trước bất chắc, khó khăn. Truyện của anh không đi vào những đấu đá trong hoàng cung, những thay đổi lớn lao của thời đại mà khai thác số phận nhỏ bé của một người nông dân để thể hiện ý nghĩa cuộc sống hòa bình, hạnh phúc. Hiện nay khi thế giới vẫn có những nơi người dân khổ cực vì chiến tranh loạn lạc thì chúng ta càng trân quý cuộc sống hòa bình trên đất nước Việt Nam. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Suối lạc lưng chừng núi”: Tình nghĩa mới là thứ tình cảm thuỷ chung nhất

“Suối lạc lưng chừng núi”: Tình nghĩa mới là thứ tình cảm thuỷ chung nhất

Ngày phát hành 10:29 | 12/10/2023

Lượt nghe: 773

Tác giả Tạ Thị Thanh Hải đã tạo nên sự chú ý, tò mò cho người đọc, người nghe ngay từ cách đặt nhan đề và khéo léo dẫn dắt chúng ta nhập tâm với câu chuyện qua lời kể của nhân vật tôi. Tác giả đã đưa vào truyện chi tiết gay cấn, đó là sự ngỡ ngàng đến nghẹt thở khi cậu con trai chứng kiến mẹ mình đang dỗ dành chăm sóc một người khác ở ngay trong ngôi nhà gắn bó với tuổi thơ của cậu, trong khi bố cậu cũng chuẩn bị bước vào cuộc phẫu thuật, đang đứng trước ranh giới sống chết mong manh. Chi tiết ấy như một nút thắt đầy sức nặng. Để rồi sau đó tác giả để nhân vật dần mở nút câu chuyện với những cảnh huống ấm áp nhân văn. Câu chuyện dẫn dắt người đọc, người nghe đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác nhưng cách lý giải hoàn toàn tự nhiên và hợp lý. Cốt truyện xoay quanh những mối tình khởi đầu từ ân nghĩa. Vì muốn đền đáp nghĩa tình sâu nặng của thế hệ đi trước mà người đàn ông vị nghĩa ấy đã cố sống thật tốt dẫu trong lòng hoang hoải mênh mông hơn cả thung lũng Tả Van thăm thẳm ngút ngàn mây. Đó là tình cảnh éo le của hai người đàn bà khi chỉ họ mới có thể thắp lên môi nhau nụ cười. Nhưng họ cố vùi nén rung cảm trái ngang ấy để làm tròn nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ. Người bố kể cho con trai nghe về đêm trăng ấy nỗi tê tái đã ghim trong lồng ngực suốt bao năm nhưng vẫn rộng lòng thứ tha, thấu hiểu. Hình ảnh dòng thác Khuổi Chia chảy lạc giữa lưng chừng núi là ngụ ý cho những rung cảm trái ngang nhưng cũng là biểu tượng cho những khát khao yêu thương mãnh liệt. Bên cạnh đó, có một hình ảnh trở đi trở lại trong truyện như một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Đó là hình ảnh bếp lửa hồng âm ỉ cháy suốt bốn mùa. Bếp lửa ấy thắp lên nghĩa tình truyền kiếp, lan tỏa sự ấm áp của lòng bao dung độ lượng. Và người bố đã tâm sự với con trai mà như nói với chính mình: tình nghĩa mới là thứ tình cảm thuỷ chung nhất. Đây cũng chính là thông điệp đầy tính nhân văn mà tác giả muốn gửi gắm qua truyện ngắn này. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

Cậu bé khổng lồ lạc vào hang kiến như thế nào?

Cậu bé khổng lồ lạc vào hang kiến như thế nào?

Ngày phát hành 0:0 | 2/6/2016

Lượt nghe: 1120

Trang nghệ thuật giới thiệu vở kịch: "Cậu bé khổng lồ lạc vào hang kiến" do các nghệ sĩ Đoàn kịch I- Nhà hát Tuổi trẻ biểu diễn. Tiểu phẩm: "Tính sai kế chuồn" (Văn nghệ thiếu nhi 01/6/2016)

Câu lạc bộ cải lương Cao Văn Lầu (Bạc Liêu): Chung tay vì nghệ thuật!

Câu lạc bộ cải lương Cao Văn Lầu (Bạc Liêu): Chung tay vì nghệ thuật!

Ngày phát hành 0:0 | 7/12/2015

Lượt nghe: 1493

Ngoài 27 đơn vị chuyên nghiệp đến với Cuộc thi Nghệ thuật sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc vừa qua, chỉ có CLB Dạ cổ hoài lang thuộc Liên hiệp các hội VHNT tỉnh Bạc Liêu là nhóm nghệ sĩ tập hợp chứ không phải Đoàn chuyên nghiệp. Với những cố gắng của mình, vở cải lương “Đào Duy Từ” của CLB do đạo diễn Quốc Khánh dàn dựng, đã giành được Huy chương Bạc.

Câu lạc bộ nghệ thuật - nơi ươm những mầm xanh

Câu lạc bộ nghệ thuật - nơi ươm những mầm xanh

Ngày phát hành 22:23 | 11/11/2022

Lượt nghe: 225

Những môn học nghệ thuật trong nhà trường như Mỹ thuật, Âm nhạc dù có thời gian ít hơn nhiều so với các môn như Toán, Tiếng Việt, Ngữ văn... nhưng niềm vui và hứng thú từ đó đem lại không hề nhỏ. Và những ngôi trường có thêm các câu lạc bộ nghệ thuật thì càng tạo thêm điểm đến hấp dẫn... (Văn nghệ thiếu nhi 02/11/2022)

Công chúa đảo da đen - một lần lạc đường, trở thành phò mã

Công chúa đảo da đen - một lần lạc đường, trở thành phò mã

Ngày phát hành 0:0 | 12/3/2015

Lượt nghe: 1005

Ham chơi nên bị lạc, quên mất đường về, anh con trai người thợ may được những công chúa ở đảo da đen cứu giúp nhiều lần. Vượt qua nhiều thử thách, cuối cùng, anh cũng trả ơn được nàng công chúa xinh đẹp và trở thành phò mã của vương quốc đảo da đen. (Kể chuyện và hát ru cho bé, phát 12+13/3)

Công chúa đảo da đen - Một lần lạc đường, trở thành phò mã

Công chúa đảo da đen - Một lần lạc đường, trở thành phò mã

Ngày phát hành 0:0 | 13/3/2015

Lượt nghe: 1035

Một lần ham chơi bị lạc mất đường về, anh con trai người thợ may được những công chúa ở đảo da đen cứu giúp. Vượt qua nhiều thử thách, cuối cùng, anh cũng trả ơn được nàng công chúa xinh đẹp và trở thành phò mã của vương quốc đảo da đen. (Kể chuyện và hát ru cho bé 12 + 13/3/2105)

Đọc truyện "Đảo giấu vàng" - Buổi 17 - Lạc vào hang ổ

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 12/11/2018

Lượt nghe: 610

Sau xung đột với lão Hands, Jim trở lại lô cốt và phát hiện ra bọn cướp biển đang chiếm giữ nơi này. Silver muốn thu phục Jim gia nhập đồng bọn, nhưng Jim kháng cự. Jim phải làm gì khi ở giữa hang ổ của bọn cướp biển? (Đọc truyện dài kỳ - Đảo giấu vàng - Buổi 17)

Đọc truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" - Buổi thứ 9 - Lạc đến vùng đầm lầy

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 18/11/2020

Lượt nghe: 775

Sau mười ngày lênh đênh giữa dòng nước, cuối cùng chiếc bè tự chế của Dế Mèn và Dế Trũi đã cập bờ trong niềm vui mừng khôn tả của hai bạn. Vùng đầm lầy với toàn cỏ nước cùng cư dân là đám cóc nhái ễnh ương suốt ngày cãi cọ... (Văn nghệ thiếu nhi 14/11/2020)

Đọc truyện "Julie con của bầy sói" - Buổi thứ nhất - Lạc rừng

Đọc truyện

Ngày phát hành 21:34 | 14/5/2023

Lượt nghe: 530

Những trang đầu tiên trong tác phẩm “Julie con của bầy sói” của nhà văn người Mỹ Jean Craighead George bắt đầu từ việc Miyax bị lạc vào rừng Alaska. Cô trông thấy bầy sói đen tuyền và cô hy vọng được bầy sói giúp đỡ. "Julie con của bầy sói" là tập đầu tiên trong bộ truyện về Julie. Các tập tiếp theo là: Julie (tạm dịch: Chuyện Julie) 1994; Julie’s Wolf Pack (tạm dịch: Đàn sói của Julie) 1997; Nutik, the Wolf Pup (tạm dịch: Nutik, sói con) 2001; Nutik and Amaroq play ball (tạm dịch: Nutik và Amaroq chơi bóng), 2001. (Văn nghệ thiếu nhi 12/05/2023)

Khỉ và lạc đà

Khỉ và lạc đà

Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2016

Lượt nghe: 1685

Có một chú khỉ nọ rất thèm thuồng khi nhìn thấy vườn đào chín ở đằng xa, thế nhưng vườn đào ấy ở bên kia sông, mà khỉ ta lại không biết bơi. Vì vườn đào ở cạnh vườn mía - món khoái khẩu của lạc đà, nên khỉ đã rủ lạc đà sang sông cùng mình. Khỉ đủng đỉnh trên lưng lạc đà qua sông. Sang tới bờ bên kia, khỉ liền vào ngay vườn đào, còn lạc đà cũng được một mẻ mía đã miệng. Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Khỉ và lạc đà sẽ trở về bờ bên kia cùng nhau, hay sẽ xảy ra tình huống nào khác nhỉ? (Kể chuyện và Hát ru 08/11/2016)

Kịch ngắn "Hoa trái mùa": Loài hoa lạc điệu

Kịch ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 27/12/2018

Lượt nghe: 943

Phó chủ tịch Huyện Nguyễn Bất là một kẻ cơ hội, gây dựng bè cánh thực hiện khát vọng quyền lực. Ông ta quên đi ơn nghĩa, coi chuyện mình được một người đồng đội cứu trong chiến trường năm xưa là chuyện cỏn con, dùng thủ đoạn để điều khiển những cuộc họp quan trọng ở cơ sở. Nhưng có một điều mà con người này sẽ không thể nào tác động được đó là việc đứng về lẽ phải của những người chân chính như chị Quyên, trung tá Trần Minh và người thi sĩ vui tính của trung đội năm xưa... Những tình cảm đồng đội đáng trân quý này đã kịp thời cứu Nguyễn Bất trước những sai lầm khủng khiếp!

Kiến trúc sư Nguyễn Khánh Toàn và truyện thơ "Con Hồng Cháu Lạc"

Kiến trúc sư Nguyễn Khánh Toàn và truyện thơ

Ngày phát hành 7:54 | 30/5/2023

Lượt nghe: 1514

Kiến trúc sư Nguyễn Khánh Toàn tiết lộ: ban đầu, anh viết truyện thơ "Con Hồng Cháu Lạc" trong sự cô đơn và coi đó là việc tự thân. Trong những năm tháng đẹp nhất của tuổi trẻ, song song với công việc thiết kế kiến trúc, anh đã bắt đầu nghiên cứu lịch sử và văn hóa dân tộc và từ đó đến nay đã cho ra đời 5 tập truyện thơ lịch sử Con Hồng Cháu Lạc, có độ dày hơn 2200 trang với trên 40.000 câu thơ song thất lục bát. (Tôi và Tôi 28/05/2023)

Nguồn gốc con Rồng cháu Tiên qua sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ

Nguồn gốc con Rồng cháu Tiên qua sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ

Ngày phát hành 0:0 | 2/1/2019

Lượt nghe: 667

Lạc Long Quân và Âu Cơ sau khi thành chồng vợ đã sinh ra 100 người con. 50 người con theo cha Lạc Long Quân xuống biển. Còn 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên rừng. Một trăm người con ấy đã sinh sôi và phát triển, thế hệ này nối tiếp thế hệ kia để bảo vệ và dựng xây đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp... (Kể chuyện và hát ru 01/01/2019)

Sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ

Sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ

Ngày phát hành 0:0 | 1/9/2016

Lượt nghe: 2087

Sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ mang nhiều yếu tố ly kỳ, thần thoại kể về những năm tháng xa xưa khi cha ông ta mới lập nước. Hy vọng thông qua câu chuyện này chúng ta sẽ hiểu hơn về cụm từ “Con Rồng cháu Tiên” mà hằng ngày chúng mình vẫn được nghe ông bà, cha mẹ nhắc tới để từ đó có ý thức hơn trong việc dựng xây đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp. (Kể chuyện và hát ru 03/9/2016)

Tiếng đàn ngân rung vẻ đẹp tâm hồn con người trong hai truyện ngắn "Sợi dây đàn thất lạc" và "Người chơi đàn lặng lẽ"

Tiếng đàn ngân rung vẻ đẹp tâm hồn con người trong hai truyện ngắn

Ngày phát hành 11:12 | 23/3/2022

Lượt nghe: 1042

Nhà văn Đỗ Phấn, một người bạn thân tình của tác giả đã dành một lời bình như sau cho truyện ngắn Sợi dây đàn thất lạc: “Dù cho tác giả tâm sự rằng đây là một câu chuyện có thật thì ta vẫn dễ dàng nhận thấy một phẩm tính văn chương hồn hậu trong trẻo. Thứ đã thiếu vắng rất lâu trong văn học Việt hôm nay. Thứ đã từng làm nên gương mặt điển hình của văn chương phi hư cấu Việt Nam giai đoạn hiện thực xã hội chủ nghĩa. Câu chuyện với một cấu trúc đơn giản, tuyến tính được kể với giọng chậm rãi, ngậm ngùi như những nốt nhạc thong thả gieo vào tâm trí bất cứ ai đã từng sống qua những tháng năm chiến tranh vệ quốc. Đó là một hoàn cảnh hết sức bình thường của những nhân vật bình thường trong chiến tranh. Chẳng có gì là điển hình cho ai hay cái gì. Nó như muôn ngàn câu chuyện thời chiến được nhìn với ánh mắt trẻ thơ trong trẻo và rung động sâu sắc. Nó chính là những góc khuất thường nhật của cả một thời gian dài trong chiến tranh. Cuộc chiến tranh mang lại rất nhiều đau thương mất mát, nhưng ở một góc nhìn văn nghệ mà cụ thể là âm nhạc ta mới thấy những mất mát lớn đến không ngờ. Mất mát ước mơ của cả người còn sống và người đã mất. May mắn thay, ước mơ vẫn còn nằm trọn vẹn trong kí ức của một lớp người đã trải qua như một tài sản vĩnh cửu để lại cho cháu con”. Với truyện ngắn của Trần Thị Tú Ngọc, đây là một cây bút sinh ra và lớn lên khi đất nước đã bước vào hòa bình. Tiếng đàn trong truyện ngắn Người chơi đàn lặng lẽ từ chỗ tìm được sự đồng cảm và sẻ chia của một con người, đã làm được những điều lớn lao hơn, có ý nghĩa xã hội rộng lớn hơn khi nghệ sĩ chơi đàn tổ chức một buổi biểu diễn để gây quỹ ủng hộ những em bé có hoàn cảnh khó khăn trong thành phố. Người nghệ sĩ ấy không mưu cầu sự nổi tiếng hay tạo vinh quang cho bản thân, khi anh đến và khi anh rời đi đều lặng lẽ. Nhưng rồi, một cái kết mở ở cuối truyện cho người đọc nhiều hy vọng về sự gắn bó đồng điệu giữa hai tâm hồn giàu lòng nhân ái. Cả hai truyện ngắn chúng ta vừa nghe đều mang đến những xúc cảm thật đẹp của tiếng đàn. Những tiếng đàn mang theo nó vẻ đẹp tâm hồn của người chơi đàn và từ đó lan tỏa những năng lượng tích cực đến mọi người xung quanh. Khi mỗi chúng ta được xúc động trước âm nhạc, điều đó cũng đồng nghĩa với việc cái chân, thiện, mỹ thêm một lần đến gần hơn với mỗi con người.

Tìm hiểu các nhạc cụ dân tộc cùng câu lạc bộ nghệ thuật Art Star

Tìm hiểu các nhạc cụ dân tộc cùng câu lạc bộ nghệ thuật Art Star

Ngày phát hành 0:0 | 2/8/2019

Lượt nghe: 536

Buổi sinh hoạt “Tìm hiểu các nhạc cụ dân tộc” cùng các bạn trong câu lạc bộ nghệ thuật Art Star đã diễn ra cực kỳ thú vị và sôi nổi. Các nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, sáo, đàn tranh, đàn đáy... là thành quả lao động nghệ thuật và kết tinh văn hóa qua bao thế kỷ của người Việt Nam. Cùng với những đặc sắc về thanh âm, các bạn còn được hiểu điều giá trị hơn thế nữa... (Văn nghệ thiếu nhi 31/07/2019)

Tình mẫu tử trong truyện cổ tích "Con lạc đà trắng"

Tình mẫu tử trong truyện cổ tích

Ngày phát hành 17:40 | 27/7/2021

Lượt nghe: 1231

Vượt qua bao nhiêu thử thách và hiểm nguy, lạc đà trắng đã gặp lại được mẹ của mình. Thế nhưng chỉ trong phút chốc họ đã phải chia lìa mãi mãi. Điều gì đã khiến mẹ con lạc đà phải xa nhau? (Kể chuyện và hát ru 23/07/2021)

Trên đảo (P.1): Lạc lối ở đảo hoang

Trên đảo (P.1): Lạc lối ở đảo hoang

Ngày phát hành 14:38 | 7/12/2022

Lượt nghe: 191

Nhà văn Phạm Duy Nghĩa sinh ngày 11 tháng 1 năm 1973 tại Yên Bái, quê gốc ở Thanh Oai, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội. Anh tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội năm 1996. Từ 1996 đến 2007, Phạm Duy Nghĩa là giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai. Từ năm 2008, anh về công tác tại Tạp chí Văn nghệ quân đội và hiện là Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ quân đội. Năm 2010, anh bảo vệ luận án tiến sĩ văn học về đề tài văn xuôi dân tộc và miền núi tại Viện Văn học, thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Phạm Duy Nghĩa được biết đến trong làng văn với tư cách một cây bút viết truyện ngắn sắc sảo, dày dặn vốn sống và có nhiều tìm tòi trong cách nghĩ, đề tài. Từ sau truyện ngắn nổi tiếng Cơn mưa hoa mận trắng dành Giải Nhất Cuộc thi truyện ngắn năm 2003-2004 của Tuần báo Văn nghệ - Hội nhà văn Việt Nam, Phạm Duy Nghĩa vẫn tiếp tục chứng tỏ khả năng của mình trong những truyện ngắn đặc sắc khác, được nhiều bạn đọc yêu thích. Chương trình Đọc truyện đêm khuya lần này xin gửi tới quý vị thính giả một truyện ngắn hay của anh, mang tên Trên đảo. Tác phẩm được bình chọn là một trong 10 truyện ngắn hay của báo Văn nghệ năm 2007. Năm 2020, Tạp chí Văn nghệ quân đội in lại trong mục “Truyện ngắn hay tác giả tự chọn”

Truyện "Bác sĩ Ai-bô-lít": Cứu giúp cậu bé bị lạc (Buổi 6)

Truyện

Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2018

Lượt nghe: 687

Bác sĩ Ai-bô- lít và muông thú sống vui vẻ bên nhau. Kéo Đẩy rất vui khi được sống cùng bác sĩ và các bạn. Một hôm, bác sĩ và muông thú di vào rừng, bỗng gặp một cửa hang rất sâu, mọi người cùng đi vào thì phát hiện ra tiếng khóc và đó là cậu bé bị lạc. Bác sĩ hỏi han cậu bé và biết cha cậu là người đánh cá, bị bọn cướp đánh và cướp thuyền. Hai cha con bị lạc nhau. Bác sĩ động viên cậu bé và đón cậu về nhà. (V0V6 - Văn nghệ thiếu nhi 17/6/2018)

Truyện ngắn "Bạn câu": Tinh thần lạc quan, tươi vui yêu đời, sức xuân tươi mới

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 22/1/2020

Lượt nghe: 873

Một truyện ngắn nhẹ nhõm, không có cốt truyện. Cách kể tưng tửng, cài cắm những câu thơ phú, một vài chi tiết dí dỏm. Không khí Tết, không khí mùa xuân tràn vào trong truyện ngắn truyền một tinh thần lạc quan, tươi vui yêu đời, tràn sức sống...(Đọc truyện đêm khuya phát 27/1/2020)

Truyện ngắn "Cải lạc loài": Trở về, cho một bắt đầu khác

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 22/6/2015

Lượt nghe: 1913

Nhân vật "tôi" chưa đến tuổi 30, ngổn ngang bao suy tư, giằng xé nội tâm, luôn bị lý trí và tình cảm chi phối.Sau những quăng quật, va đập, anh lại trắng tay giữa bộn bề cuộc sống.Duy nhất chỉ có "Giày đỏ" - tên gọi một cô gái "chân dài" khiến anh phải dằn vặt, đau khổ và nhìn nhận lại mình.

Truyện ngắn "Chim trời lạc lối": Làm sao giữ nét chân quê?

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 12/1/2018

Lượt nghe: 2418

“Hôm qua em đi tỉnh về/ Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” - Đó là hai câu cuối trong bài thơ “Chân quê” của nhà thơ Nguyễn Bính. Chân quê không chỉ là ngoại hình mà còn là tâm hồn mang vẻ đẹp quê hương của một con người. Tác phẩm kể về cuộc gặp gỡ của hai người bạn gái Phượng và Cúc. Sau 20 năm xa cách, Cúc từ một cô gái thôn nữ ngây thơ, trong sáng , tinh nghịch đã thay đổi hoàn toàn. Những ảo vọng về cuộc sống giàu sang đã biến đổi bông hoa Cúc xinh đẹp năm nào trở thành một người đàn bà thủ đoạn, đam mê vật chất. Nhưng khi đã trở nên giàu có thì Cúc thấy ân hận vì những gì mình đánh mất, ân hận vì đã bỏ đứa con đi. Một câu chuyện cảnh tỉnh những con người lạc lối không nhận ra điều gì mới là giá trị đích thực của cuộc sống. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 11/01/2018)

Truyện ngắn "Cội mai lưu lạc": Phép màu tình quê

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 30/11/2016

Lượt nghe: 6029

Một cội mai già mà biết bao người thương nhớ. Cội mai ấy đã sống một thế kỉ rưỡi, chứng kiến bao đổi thay của cảnh, của người. Nhưng cội mai còn có một đời sống khác, đó là sống trong tâm thức, trong kỉ niệm của một người con xa xứ. Người đàn bà đó lại truyền tình yêu quê hương của mình cho người con gái qua những câu chuyện kể sống động, đầy tình cảm và đặc biệt ngưng đọng ở hình ảnh một vườn mai rực rỡ, trong đó có một cội mai già. (Đọc truyện đêm khuya 28/11/2016)

Truyện ngắn "Đứa con lạc loài": Dao sắc không gọt được chuôi

Truyện ngắn

Ngày phát hành 16:2 | 19/10/2017

Lượt nghe: 1707

Câu thành ngữ “Dao sắc không gọt được chuôi” có lẽ phù hợp để nói về sự bất lực của người cha trong truyện ngắn này. Ông là tiến sỹ tâm lý học, đã lập luận và giải quyết hoàn chỉnh nhiều vấn đề giáo dục trong giới vị thành niên, đã xuất bản nhiều cuốn sách, là thầy của những học trò xuất sắc trong giới nghiên cứu khoa học. Nhưng với cô con gái bỏ nhà đi bụi thì sao? Dù đã rất kiên nhẫn, tìm mọi cách lôi kéo con ra khỏi con đường lầm lạc, thậm chí phải đóng vai cả khách làng chơi để thâm nhập thực tế, nhưng ông vẫn không gặp được con, vẫn không thuyết phục được con trở về. Và trớ trêu thay, nghiệt ngã thay, cuộc đời ông đã khép lại bởi lưỡi dao oan nghiệt, trong một lần tìm con ở vũ trường. (Đọc truyện đêm khuya 19/10/2017)

Văn học thiếu nhi - Tín hiệu lạc quan từ tư duy viết mới

Văn học thiếu nhi - Tín hiệu lạc quan từ tư duy viết mới

Ngày phát hành 9:21 | 17/1/2024

Lượt nghe: 263

Sáng tác văn học cho thiếu nhi là công việc công phu. Ngoài phẩm chất cần có của một người viết, thì họ còn là người am hiểu tâm lý phát triển của trẻ em, để xây dựng truyện linh hoạt, hấp dẫn, góp phần dung dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng bàn với nhà văn Nguyễn Xuân Thủy - Thành viên Tiểu ban Sách Thiếu nhi, Giải thưởng Sách Quốc gia về chủ đề này. (Đối thoại mở 17/01/2024)

Văn học tuổi mới lớn - Những tín hiệu lạc quan

Văn học tuổi mới lớn - Những tín hiệu lạc quan

Ngày phát hành 15:27 | 5/1/2023

Lượt nghe: 605

Nhắc tới văn học tuổi mới lớn, nhiều cây bút xem đây là dòng chảy nhỏ đang hòa vào dòng chảy lớn của văn học thiếu nhi - văn học dân tộc. Sự hạn chế về lực lượng sáng tác và số lượng tác phẩm thời gian qua đã và đang tạo sự đứt gãy không hề nhỏ cho các tác phẩm viết về lứa tuổi này. Vậy tuổi mới lớn đang cần những tác phẩm văn học như thế nào? Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật hôm nay, phóng viên VOV6 cùng bàn luận với nhà nghiên cứu phê bình văn học Trịnh Đặng Nguyên Hương, công tác tại Viện Văn học về chủ đề này. (Đối thoại mở 04/01/2023)

Vì sao lạc đà có bướu

Vì sao lạc đà có bướu

Ngày phát hành 16:55 | 18/6/2021

Lượt nghe: 1511

Lạc đà có khả năng chịu đựng thời tiết khắc nghiệt rất giỏi, là loài vật duy nhất đồng hành cùng con người trên sa mạc xa xôi bỏng rát. Chiếc bướu trên lưng lạc đà chính là bộ phận cơ thể đặc biệt giúp chúng được dẻo dai trên đường dài. Vậy chiếc bướu trên lưng lạc đà từ đâu mà có nhỉ? (Kể chuyện và hát ru 16/06/2021)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu